Bạn nhắn tin quan tâm, thì bị coi thường

Nhắn tin quan tâm mà bị coi thường thì cách xử lý thế nào?

–> Nếu bạn đang gặp những tình huống éo le trong chuyện tình cảm hiện tại thì bấm đây kết nối với tôi nhé. https://m.me/visiongroup.top?ref=code

Nhắn tin quan tâm thì bị coi thường

Hôm qua, tôi có coaching một bạn học viên của mình. Trong buổi này, có một phần tôi tư vấn về nhắn tin với bạn nữ mà cậu ấy đang muốn chinh phục và tán tỉnh.

Như bạn đã thấy, chàng trai này nhắn tin hỏi thăm cô gái rất đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ: “Chiều nay em lên viện hay lên lớp vậy?” Tuy nhiên, phản hồi mà bạn ấy nhận được chỉ là hai từ ngắn gọn, thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ: “Lên lớp. Tối trực.”

Cô gái này học ngành y, nên buổi tối phải trực ở viện để chăm sóc bệnh nhân. Tôi mới nói với bạn ấy rằng: Khi em nhận được những tin nhắn ngắn gọn, thiếu chủ ngữ vị ngữ, nếu em bỏ qua, không nói gì và vui vẻ nhắn tin tiếp, thì người ta sẽ nghĩ việc nói trống không với em là điều bình thường.

Lâu dần, nó sẽ thành một thói quen, khiến người ta thiếu sự tôn trọng dành cho mình.

Khi đối phương trả lời ngắn gọn và trống không, tức là sự tôn trọng dành cho mình đang ở mức thấp. Nếu mình không phản ứng, tức là mình chấp nhận điều đó.

Tâm lý của các bạn nam khi chinh phục bạn nữ là thường bỏ qua chuẩn mực của mình, sợ nói về sự thiếu lịch sự sẽ làm mất lòng và mất đi đối tượng. Điều này có thể xảy ra, nhưng nếu bạn dễ dãi với chuyện này thì bạn cũng khó có được tình yêu.

Nhắn tin quan tâm thì bị coi thường
Nhắn tin quan tâm thì bị coi thường

Phụ nữ chỉ yêu những người đàn ông mà họ thấy hấp dẫn và tôn trọng. Với những người đàn ông họ coi thường, họ sẽ không bao giờ đặt tình cảm vào đó. Rất nhiều bạn gặp tình trạng tương tự: nhắn tin đầy đủ chủ ngữ vị ngữ, lịch sự, nhưng đối phương trả lời thiếu tôn trọng, không có chủ ngữ vị ngữ.

Để có được sự tôn trọng, mình phải phản ứng lại với những điều mình không hài lòng. Ví dụ, mình có thể phản hồi lại: “Anh thích em trả lời đầy đủ chủ ngữ vị ngữ.”

Lý do mình nói như vậy là không muốn nhấn mạnh rằng việc người ta trả lời trống không là vô văn hóa. Thỉnh thoảng nói chuyện như thế vẫn được, nhưng nếu lúc nào cũng nói chuyện như thế thì không ổn. Khi mình nói “Anh thích em trả lời đầy đủ chủ ngữ vị ngữ,” mình khéo léo đặt vấn đề mà không khiến đối phương tự ái.

Phương pháp thứ hai là khi người ta đã trả lời ngắn gọn, mình cần trả lời ngắn hơn hoặc tối đa chỉ dài bằng người ta thôi. Ví dụ, nếu họ trả lời “Lên lớp, tối trực,” mình chỉ cần trả lời “Ok” hoặc “Tốt.”

Điều này ngầm truyền đạt rằng em nên thay đổi cách nói chuyện với anh. Nếu người ta nhận được phản hồi ngắn gọn, người ta sẽ suy nghĩ và có thể nhắn dài hơn cho bạn, hoặc có thể im lặng. Sự im lặng này đôi khi là do khó chịu, nhưng về lâu dài, nó giúp họ điều chỉnh cách giao tiếp.

Trong tình huống này, bạn có thể trả lời “Tốt” hoặc “Ok” rồi nhắn tiếp lúc khác. Mỗi lần người ta trả lời thiếu chủ ngữ vị ngữ hoặc nói chuyện trống không, mình phải thể hiện phản ứng không hài lòng. Điều này không cần nói ra, chỉ cần trả lời ngắn hơn họ. Sau vài lần, họ sẽ để ý và thay đổi.

Nhiều anh em gặp phải vấn đề này nhưng cứ vui vẻ nhắn tin tiếp khi đối phương nói trống không, coi như không có gì xảy ra. Được đằng chân lân đằng đầu, dẫn đến thiếu tôn trọng. Đôi khi nhắc nhở hoặc phản ứng có thể khiến đối phương khó chịu, nhưng về lâu dài, họ sẽ dành cho mình sự tôn trọng nhất định, thấy mình là người đàn ông có chuẩn mực, chứ không phải là người dễ dãi.

–> Nếu bạn đang gặp những tình huống éo le trong chuyện tình cảm hiện tại thì bấm đây kết nối với tôi nhé. https://m.me/visiongroup.top?ref=code