10 Tâm lý phổ biến của đàn ông vs phái nữ có thể bạn chưa biết?

Hôm nay anh em thế nào? khỏe chứ?

Anh vừa mới gặp 1 người bạn và cậu ấy có hỏi anh về những sai lầm mà cậu ấy có thể sẽ mắc phải trong buổi hẹn hò sắp tới và nhờ anh cho lời khuyên.

Nên sẵn đây anh cũng muốn hỏi em. Theo em thì sai lầm của hầu hết nam giới chúng ta trong tương tác với nữ giới là gì, có tổng cộng bao nhiêu cái tất cả?

Đối với anh thì có tổng cộng là 10 cái đấy, qua nhiều năm liền anh đã tìm ra và khắc phục chúng từng chút. Đó quả thật là 1 thử thách lớn.

Anh sẽ chia sẻ cho từng chút 1 và em hãy thử liên kết 10 sai lầm phổ biến này với bản thân và xem xem nó có phải là điều em đã từng vướng phải không nhé.

1/ Không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Em không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu em đi đến chỗ một cô gái và thử nghiệm kĩ thuật A hay phương pháp B. Em cảm thấy hồi hộp và lo sợ khi nghĩ đến điều đó

2/ Quá lo lắng về việc người khác nghĩ gì.
Em lo là có thể họ sẽ nghĩ em là kẻ xấu so với con người thật.

3/ Không muốn bị từ chối.
Tức là khi em tương tác với 1 cô gái hoặc 1 nhóm các cô gái nào đó và họ không muốn làm bạn với em. Họ không muốn ở bên cạnh em. Họ muốn em tránh xa họ. Quả thật đau đớn và cô độc khi bị xa lánh như vậy và em không hề muốn chuyện đó xảy ra.

4/ Không biết mình nên nói gì hay làm gì, hay bắt đầu thế nào.
Đây là 1 trong những cảm xúc kì lạ nhất của con người. Em thấy 1 cô gái ở đó và em rất muốn lại bắt chuyện với cô ấy – em cũng biết là sẽ chẳng có chuyện tồi tệ gì có thể xảy ra cả, em tin mình là anh chàng cũng khá bảnh bao, em cảm thấy hưng phấn và sẵn sàng – chỉ là em không biết mình nên làm gì thôi.

5/ Không tin sẽ thành công.
Trong suốt 20 năm đầu đời anh đã tin là anh hoàn toàn không thể nào tiến tới 1 cô gái và bắt chuyện với cô ấy. Nghe quen chứ? Tốt.

Em không nghĩ mình sẽ thành công, cũng giống như anh trước đây từng nghĩ anh không thể thành công. Đây là cách để em vượt qua nó.

Em có thể xem 1 người thành công 1 kĩ thuật hay phương pháp nào đó thực hiện trước mặt em và em làm theo chính xác như những gì họ làm rồi sau đó em không quan tâm đến nó nữa, em hoàn toàn để cho mọi thứ xoay quanh kĩ thuật đó ra khỏi đầu em trong vài tháng hoặc em có thể làm 1 việc gì đó khác.

Sau đó 1 năm sau em quay lại, em nhớ lại em đã sử dụng kĩ thuật đó dễ dàng đến như thế nào. Khi đó em sẽ thấy thật không thể tin được mọi chuyện nó lại dễ dàng đến như vậy. Em sẽ thấy dễ thở hơn rất nhiều.

6/ Không muốn làm phiền cô ấy hoặc bạn bè họ.
Em nghĩ mình nói chuyện tẻ nhạt sẽ chẳng mang lại điều gì thú vị cho cô gái hoặc đám bạn cô ta. Em sợ cảm giác bị họ xem như là 1 thằng khùng, thằng ngu.

7/ Thật bất thường khi mà đột nhiên áp sát 1 cô gái và bắt chuyện.

Với nhiều nền văn hóa thì đó không phải là 1 chuyện hay ho cho lắm – có khi em còn không được phép làm như vậy nữa. Thậm chí ngay trong cả văn hoá phương Tây ví dụ như là nước Mĩ, cũng có 1 chút quan niệm đó trong xã hội của họ. Nhưng theo anh thấy rào cản đó sẽ phân loại ra những người có bản lĩnh và phần còn lại yếu hơn.

8/ Vẻ ngoài không hấp dẫn.
Em thiếu tự tin và không có lòng tự trọng. Đây là 1 vấn đề liên quan đến nội lực bên trong em, chưa kể nó còn liên quan đến việc em quan tâm và chăm sóc bản thân của mình tốt tới mức nào nữa cơ

9/ Quá quan trọng hóa mọi chuyện.

Thành công thì tốt, thất bại cũng chỉ là 1 lần không theo ý mình. Cả thế giới vẫn quay và mọi người vẫn làm việc. Không ai quan tâm nhiều về điều em nghĩ cả. Nếu có quan tâm thì cũng chỉ lúc đó, mai về ngủ họ sẽ chẳng còn nhớ em là ai nữa. Vì em không quan trọng như những gì mà em tưởng. Hãy nhìn vào bản chất nó chỉ là 1 tình huống trong cuộc sống. Chấm hết. Giống như gọi điện cho 1 ai đó, họ bắt máy hoặc không. Không có gì quá to tát.

10/ Đây là cái yêu thích của anh. Vì chúng ta không thể kiểm soát được nỗi sợ nên chúng ta cứ luôn muốn thử kiểm soát nó.

Có vẻ hợp lí khi nghĩ chúng ta có thể kiểm soát được nỗi sợ. Nhưng có những tình huống chúng ta đã vượt qua được nỗi sợ và lần tới khi chúng ta đối diện lại với nỗi sợ đó chúng ta lại không vượt qua được nó.

Chúng ta không thể kiểm soát được nỗi sợ đó và nó cứ thế lớn dần lên. Từ nỗi sợ đó nó khiến cho em sợ hết thứ này đến thứ khác. Sau cùng thì em cũng nhận ra nỗi sợ là hoàn toàn không có thật, mà nó chỉ là do chúng ta tự ngộ nhận và tự dọa dẫm bản thân trong trí óc mà thôi.

ae comment vấn đề quan tâm để có thêm bài mới nhé.